
Panorama là gì? 7 lưu ý khi chụp ảnh panorama đẹp
Panorama là gì? 7 lưu ý khi chụp ảnh panorama đẹp
Kỹ thuật chụp ảnh panorama ngày càng phổ biến trong cộng đồng yêu thích chụp ảnh, quay phim. Kỹ thuật chụp này giúp người chụp lấy được bao quát không gian, cảnh thiên nhiên, kiến trúc chỉ bằng một tấm hình. Vậy panorama là gì? Kỹ thuật chụp panorama đẹp như thế nào?
Panorama là gì?
Trước đây, một bức ảnh luôn bị giới hạn khung hình, khiến người xem không thể cảm nhận được hết những vẻ đẹp của không gian. Nếu muốn xem trọn vẹn không gian xung quanh thì người chụp phải chụp nhiều ảnh cùng một lúc và người xem phải tự ghép lại. Điều này gây bất tiện, khó khăn. Đó chính là lý do panorama ra đời. Vậy panorama là gì?
Hiểu đơn giản, panorama là ảnh chụp toàn cảnh thể hiện cái nhìn bao quát nhất với khung cảnh xung quanh. Để chụp ảnh panorama, người chụp cần chụp nhiều khung hình rồi ghép lại thành một ảnh toàn cảnh. Với công nghệ hiện đại ngày nay, camera kỹ thuật số được tích hợp sẵn chế độ chụp này giúp người chụp dễ dàng hơn.
Các kiểu chụp ảnh panorama là gì?
Cũng giống như các kỹ thuật chụp khác, panorama cũng có nhiều kiểu chụp hình khác nhau. Sau khi tìm hiểu panorama là gì, bạn nên tham khảo một số kiểu chụp sau:
Kiểu chụp dọc panorama là gì?
Kiểu chụp dọc panorama hay còn có tên là vertical panorama. Đây là kiểu chụp toàn cảnh theo chiều dọc, chiều cao sẽ lớn hơn chiều rộng. Do đó, ảnh chụp có thể thu được hình ảnh trọn vẹn của các đối tượng có chiều cao lớn như tòa nhà chọc trời, cây cầu lớn, tàu biển,…
Để chụp dọc panorama, bạn cần có một ống kính góc hẹp và máy ảnh kỹ thuật số chất lượng cao. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn chụp đối tượng có chiều cao lớn và không có ống kính góc rộng.
Kiểu chụp ngang panorama là gì?
Khi hiểu rõ chụp dọc panorama là gì, bạn cũng có thể hình dung về kiểu chụp ngang. Đây là kiểu chụp phổ biến nhất, có thể lấy trọn vẹn không gian cảnh vật xung quanh trong một bức hình. Đối với kiểu chụp panorama này, chiều ngang của bức ảnh sẽ lớn gấp đôi so với chiều dọc.
Một số nhiếp ảnh gia thường ưu tiên lựa chọn kiểu chụp dọc panorama với độ phân giải cao. Vì cách chụp này lấy nhiều chi tiết và sinh động hơn so với tòa nhà chọc trời. Kiểu chụp này được áp dụng đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau như cảnh biển, đường chân trời, dãy núi, không gian rộng…
Lưu ý khi chụp ảnh panorama đẹp
Panorama là kỹ thuật chụp ảnh chuyên nghiệp nên bạn cần có máy ảnh kĩ thuật cao, độ phân giải cảm biến sắc nét. Khi sử dụng ống kính góc rộng, bạn nên dùng máy ảnh full frame. Vì loại máy ảnh này giúp tận dụng các góc rộng, có thể chụp toàn cảnh đẹp nhất.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số điều sau:
Lựa chọn ống kính chất lượng
Không chỉ máy ảnh mà kỹ thuật chụp panorama cũng đòi hỏi ống kính chất lượng. Một ống kính góc rộng giúp bạn chụp toàn cảnh dễ dàng. Tuy nhiên, các đối tượng có thể bị mờ nhòe, chất lượng không đảm bảo.
Ống kính zoom tele giúp bạn chụp toàn cảnh ngọn núi ở xa mà vẫn thu được nhiều chi tiết nhất. Loại ống kính này giúp bạn dễ dàng tiếp cận đối tượng, đảm bảo chi tiết, rõ nét.
Lấy nét bằng tay
Lấy nét tự động có thể giúp bạn thoải mái hơn khi chụp ảnh. Tuy nhiên, máy ảnh có thể vô tình lấy nét những vật thể bên ngoài, không cần thiết. Chụp bằng tay giúp đảm bảo các điểm lấy nét chính được giữ nguyên và loại bỏ vật tiền cảnh. Bạn cũng có thể loại bỏ một số vật di chuyển vô tình lọt vô khung hình như oto, xe máy, người đi bộ,… khi xử lý ảnh.
Chụp thử ảnh để điều chỉnh trước
Không ai chụp ảnh đẹp ngay từ những bức đầu tiên. Do đó, bạn nên chụp thử vài bức ảnh để kiểm soát được độ phơi sáng, độ sắc nét của tiền cảnh, hậu cảnh. Khi quen với cách điều chỉnh thì những bức ảnh sau của bạn sẽ đẹp hơn.
Một mẹo nữa là bạn nên chuyển chế độ ưu tiên khẩu độ, đặt khẩu độ ở f/11 rồi chụp ở nơi sáng nhất. Sau đó, bạn kiểm tra
Chụp ở định dạng RAW
Sau khi hiểu panorama là gì, những người mới chụp ảnh thường chọn định dạng JPEG vì họ nghĩ đây là định dạng phù hợp nhất. Trong khi đó, định dạng ảnh RAW lại mang đến nhiều tùy chọn chỉnh sửa ảnh hơn như độ phơi sáng, độ tương phản, cân bằng trắng,… Ngoài ra, hình ảnh định dạng RAW chi tiết hơn, kích thước tệp lớn. Do đó, dù phóng to hay thu nhỏ thì các chi tiết đều nét nguyên, không bị mờ nhòe.
Điều chỉnh độ phơi sáng
Độ phơi sáng là yếu tố giúp bạn có một bức ảnh panorama đẹp như thợ chụp chuyên nghiệp. Do đó, bạn cần hiểu kĩ về yếu tố này trước khi chụp panorama. Độ phơi sáng phù hợp sẽ giúp hình ảnh có các góc độ sáng, tối ấn tượng, nhấn mạnh đối tượng hơn.
Sử dụng chân máy để cố định góc máy
Khi chụp panorama là gì thì bạn không thể thiếu chân máy để cố định góc máy. Bởi vì chụp toàn cảnh cần di chuyển máy ảnh xung quanh để có thể lấy toàn bộ không gian. Do đó, nếu chụp nhiều khung hình mà vô tình bị lệch vài mm thì bạn cũng khó thể chỉnh sửa ảnh. Điều này khiến giảm chất lượng ảnh, làm ảnh bị mờ. Vì vậy, bạn nên có chân máy vững chắc để đạt được hiệu quả tốt nhất.