
Choreography là gì? Những lợi ích mà Choreography đem lại
Choreography là gì? Những lợi ích mà Choreography đem lại
Từ khoá “Choreography” đối với một số người tìm kiếm có thể còn khá mới mẻ, nhưng đối với những người trong chuyên ngành, họ sẽ dễ dàng bắt gặp ở bất kì đâu khi nhắc đến cái tên này. Vậy khái niệm của Choreography là gì? Hãy cùng VHunter tìm hiểu nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé!
Choreography là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Choreography – một thuật ngữ có nghĩa là biên đạo, là quá trình dựng lên những động tác để ghép lại tạo thành một bài múa, bài nhảy hoàn chỉnh.
Một quá trình tập luyện sẽ vừa phải kết hợp với tư duy, đầu óc của người biên đạo để sáng tạo ra những động tác mới lạ, ấn tượng cùng vũ đạo dứt khoát, chắc chắc của các động tác. Điều này sẽ tạo lên một sản phẩm hoàn thiện, vô cùng chất lượng.
Tập luyện choreography là phương pháp hữu hiệu mang lại cho bạn một vóc dáng săn chắc và dẻo dai.
Những lợi ích mà Choreography đem lại là gì?
Tập Choreography cũng giống như bạn bước chân vào phòng tập gym vậy, chúng đều có thể giúp bạn đốt cháy calo, mang lại vô vàn lợi ích cho vóc dáng và cả tinh thần của bạn:
- Phương pháp giảm cân giúp cải thiện vóc dáng, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả
- Tăng cường thể lực, hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và dẻo dai hơn.
- Ngăn ngừa lão hóa xương khớp và tốt cho hệ tim mạch.
- Học nhảy giúp bạn cảm thấy tự tin và tinh thần luôn được thoải mái, lạc quan.
Những tips biên đạo bài nhảy Choreography giúp thu hút người xem
1. Sắp xếp kế hoạch hợp lý cho thời gian của bạn
Hãy sắp xếp công việc một cách khoa học và dành 1-2 tiếng/ngày cho choreography. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho việc biên đạo nhưng hãy chắc chắn rằng, bạn phải nghiêm túc với kế hoạch mà bạn đã xây dựng và đặt mục tiêu cho chúng, bởi vì có như vậy, công sức mà bạn bỏ ra mới không bị lãng phí.
2. Khả năng cảm thụ âm nhạc
Một bài hát nhẹ hàng, tha thiết hay mạnh mẽ, sôi động đều có những cảm xúc khác nhau và muốn biên đạo một bài nhảy hay, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn. Đặt tâm trạng của bản thân vào trong giai điệu bài hát, bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ được nhiều ý tưởng, điệu nhảy trở nên có hồn, chau chuốt hơn.
3. Cộng tác với những người khác
Bất kể một công việc gì khi làm việc theo nhóm sẽ đạt hiệu quả và năng suất cao hơn bình thường. Kết quả khi làm việc nhóm thường được vận dụng hết khả năng năng sáng tạo của tất cả mọi người. Vì vậy, mọi người hãy kết hợp với nhau để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh nhất nhé!
4. Kể câu chuyện của “bạn”
Đừng cố gắng vẽ ra một câu chuyện của một nhân vật không có thật để gây ấn tượng với người khác. Mà thay vào đó hãy chia sẻ một câu chuyện của riêng bạn, đặt bản thân vào nhân vật để kể lại cho người xem. Sự sáng tạo chính là mẫu chốt của Choreography
5. Tin tưởng bản thân
Sẽ không có ai là nguồn động lực tốt nhất ngoài bản thân bạn nên hãy tin tưởng vào khả năng của chính mình. Khi bạn vượt qua được nỗi sợ của bạn thân, bạn sẽ không thể biết được rằng, bạn tài giỏi đến mức nào đâu. Vì vậy, hãy tự tin lên bạn nhé!
6. Không sao chép từ những nguồn tài liệu khác
Hãy nhớ rằng! Tham khảo chứ đừng sao chép. Tất cả những ý tưởng, sáng tạo của mọi người đều là chất xám và công sức của họ bỏ ra nên chúng ta hãy trân trọng và xem chúng như tài liệu để tham khảo vào tác phẩm của mình.
7. Khả năng sáng tạo đa dạng
Bạn có biết một trong những yếu tố để đánh giá kỹ năng choreography có tốt hay không là gì không? Ý tưởng sáng tạo trong từng động tác sẽ là tiêu chí để đánh giá khả năng biên đạo của bạn. Mỗi một concept là những ý tưởng khác nhau và chúng là vô hạn, chỉ cần bạn chăm chỉ, học hỏi, tiếp thu, chắc chắn bạn sẽ xây dựng được cho mình những suy nghĩ độc đáo và riêng biệt.
8. Yêu thương bản thân mình
Ép buộc bản thân quá mức để tập trung suy nghĩ vào một vấn đề đôi khi sẽ khiến phản tác dụng. Những ý tưởng sáng tạo thường được hình thành trong một trạng thái thoải mái, lạc qua nên đừng gây sức ép, gò bó bản thân mình quá bạn nhé! Đừng cố gắng gồng ép cơ thể mình khi nó thực đã cạn kiệt “năng lượng”, càng cố gắng thì bạn sẽ càng trở nên mệt mỏi, kiệt sức thôi.
Hãy tạm gác lại công việc để yêu thương cơ thể, tinh thần một chút như đi chơi, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè,…để cải thiện tâm trạng cũng như tâm hồn của bạn.
Qua bài viết trên đây, hy vọng với một vài thông tin hữu ích có thể giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về từ khoá “choreography”. Và nếu bạn đã bỏ túi được những lợi ích từ việc học nhảy choreography thì đừng chần chừ mà hãy đến lớp học nhảy ngay để có một thân hình hoàn hảo thôi nào, và biết đâu bạn lại tìm kiếm được đam mê của mình thì sao.