Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Aenean commodo ligula eget dolor. Aenean massa. Cum sociis Theme natoque penatibus.

Latest Posts

    Sorry, no posts matched your criteria.

Storyboard là gì? Tại sao cần có storyboard trong phim?

Storyboard là gì? Tại sao cần có storyboard trong phim?

Storyboard là gì? Tại sao cần có storyboard trong phim?

Khi sáng tạo, bạn có vô vàn ý tưởng mới lạ, độc đáo cho bộ phim. Nhưng khách hàng khó thể hình dung ý tưởng của bạn nếu bạn không sắp xếp theo thứ tự, tạo mối liên kết với nhau. Storyboard sẽ giúp bạn thể hiện ý tưởng một cách trực quan nhất. Hãy cùng VHunter tìm hiểu về storyboard qua bài viết sau nhé!

Storyboard là gì?

Để có một bộ phim hay thì đạo diễn cần có bảng phân cảnh. Bảng phân cảnh giúp họ hình dung được các ý tưởng, ghi lại trên giấy và sắp xếp các chi tiết cho cảnh quay phù hợp. Có thể hiểu đơn giản, storyboard là bản trình bày về các chuyển động, tình tiết trong cảnh quan ngắn. 

Mỗi khung hình thể hiện lời thoại, góc nhìn, nhân vật và các chi tiết khác, được sắp xếp theo thứ tự. Phía bên dưới mỗi khung hình là nội dung cơ bản của từng cảnh quay. Khi nhìn vào storyboard, bạn sẽ biết được video diễn biến ra sao, thứ tự các cảnh, chuyển cảnh như thế nào. 

Storyboard là gì?

Tại sao cần có storyboard trong phim quảng cáo?

Một số người cho rằng có kịch bản là đủ vì storyboard chỉ diễn tả chi tiết hơn của kịch bản. Tuy nhiên, thực tế thì việc lên phân cảnh và storyboard lại rất quan trọng. 

Thống nhất ý tưởng

Nếu bạn chỉ dùng lời nói để thể hiện ý tưởng thì người nghe có thể hiểu sai ý bạn. Do có hiểu nhầm nên quá trình làm phim sẽ phải sửa đi sửa lại, tốn nhiều thời gian, chi phí. Đó chính là lý do storyboard ra đời.

Với storyboard, ekip làm phim mới có thể hình dung cụ thể về bối cảnh, đường di chuyển của diễn viên và hướng máy quay.  Từ đó, đạo diễn sắp xếp khung hình, kiểm soát tốt góc quay, đảm bảo không bỏ qua chi tiết nào dù nhỏ nhất. Ngoài ra, đạo diễn cũng có thể dễ dàng thay đổi các chi tiết trong ý tưởng cho phù hợp hơn khi có cái nhìn tổng quan nhất.

Thống nhất ý tưởng

Tối ưu quy trình sản xuất phim

Kịch bản được coi là linh hồn của bộ phim nhưng chỉ có kịch bản thôi là chưa đủ. Khi đọc kịch bản, mỗi người thường hình dung khác nhau, khiến quá trình làm phim tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy, ekip quay phim cần có sự thống nhất về góc quay, diễn viên cần biết họ nên diễn như nào, cụ thể ra sao. Storyboard ra đời giúp người xem hình dung ý tưởng, tình tiết trực quan để tiến hành sản xuất đúng theo ý tưởng ban đầu.

Bên cạnh đó, bảng phân cảnh cũng giúp ekip làm phim không bỏ qua bất kì chi tiết quan trọng nào. Do đó, bộ phim được hoàn thiện đầy đủ đúng như kịch bản, truyền tải trọn vẹn thông điệp của doanh nghiệp đến người dùng. 

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Để vẽ storyboard hoàn chỉnh, bạn có thể mất vài ngày từ đọc hiểu kịch bản, đến lựa chọn chi tiết góc quay và hoàn thiện bảng phân cảnh. Do đó, bước đầu khá tốn thời gian. Tuy nhiên, sau đó, mọi người cùng thống nhất về các phân cảnh nên không cần bàn bạc quay thế nào, diễn ra sao. Như vậy, bộ phim sẽ quay nhanh hơn thông thường. Hình ảnh minh họa hấp dẫn, màu sắc giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng để tạo ra cảnh quay chất lượng nhất.

Quy trình thiết kế storyboard chuyên nghiệp

Storyboard giúp bạn hình dung ra diễn viên, đạo cụ, trang phục, hình ảnh, cảnh quanh chi tiết hơn. Các bước trong quy trình thiết kế storyboard bao gồm:

Tạo timeline

Các cảnh quay đều diễn ra theo thứ tự để người xem có thể nắm bắt được mạch của bộ phim. Do đó, trước khi bắt tay vào thiết kế storyboard, bạn phải hình dung được dòng thời gian sự kiện cụ thể. Dù video 30 giây hay bộ phim dài 2 tiếng thì bạn cũng cần có timeline. 

Bạn hãy đọc trước kịch bản và tóm tắt ngắn gọn các ý chính. Sau đó, bạn phân chia các phần theo dòng thời gian. Nếu bộ phim có nhiều mốc thời gian thì bạn nên ghi chú lại từng mốc trong các khung để tránh bị nhầm lẫn.

Xác định cảnh quay quan trọng

Một bộ phim thường có những cảnh quay quan trọng, thể hiện tinh thần của cả bộ phim. Nếu những cảnh quay đó cũng sơ sài như cảnh quay thông thường thì người xem cũng không đánh giá cao cảnh quay đó. Họ nhanh chóng quên lãng và không theo kịp mạch phim. Vì vậy, bạn cần xác định các cảnh quay quan trọng, tạo điểm nhấn cho video, có thể là thể hiện tính năng, truyền tải thông điệp,… cần thu hút chú ý. 

Chọn công cụ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngày càng nhiều ứng dụng, phần mềm tạo storyboard xuất hiện. Bạn có thể mua một số mẫu có sẵn trên google để tiết kiệm thời gian. Nếu muốn tăng tính sáng tạo thì các phần mềm như Illustrator, Photoshop, Indesign,… sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. 

Chọn công cụ

Phác thảo hình ảnh

Sau khi có công cụ, bạn thoải mái sáng tạo các cảnh theo ý muốn vào từng khung hình. Tùy thuộc vào năng khiếu thì mẫu storyboard sẽ khác nhau. Không cần phải là họa sĩ chuyên nghiệp mới có thể vẽ storyboard. Chỉ cần vẽ bằng những hình đơn giản nhất hoặc cắt dán hình ảnh để diễn tả ý muốn của mình là đủ.

Thêm tập lệnh

Khi các cảnh quay được hoàn thiện, bạn nên thêm một số thông tin vào khung từng cảnh. Các thông tin này giúp người xem dễ dàng hình dung, hiểu đúng cảnh quay. Mỗi khung hình chỉ giới hạn tối đa 2 câu ngắn, đơn giản, bao gồm: diễn viên, hành động, địa điểm, góc quay, thời gian (nếu có),…